 |
Các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban công tác đại biểu Quốc hội và lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang chủ trì hội nghị |
Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyễn Thị Nương, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban công tác đại biểu Quốc hội, Phó trưởng Ban tổ chức Trung ương. 14 Đoàn đại biểu, đại diện Hội đồng nhân dân 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Đoàn HĐND tỉnh Cao Bằng gồm 18 đồng chí, do đồng chí Đặng Trọng Sơn- Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe nhiều ý kiến tham luận, trao đổi, phổ biến những kinh nghiệm hay, những cách làm sáng tạo, của các địa phương như: Tham luận về nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của HĐND các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình; tham luận về đổi mới trong quá trình tổ chức kỳ họp của HĐND tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn; tham luận về công tác điều hành kỳ họp của HĐND tỉnh Sơn La, tham luận về khảo sát thực tế tại cơ sở góp phần nâng cao chất lượng thẩm tra của HĐND tỉnh Bắc Kạn; tham luận về nâng cao hiệu quả giám sát tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ.v.v..; đây là những bài học kinh nghiệm quý cho HĐND các tỉnh tham khảo, học tập.
 |
Toàn cảnh Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND cấp tỉnh |
Cùng với những thành công, các đại biểu đã chỉ những hạn chế trong hoạt động của Kỳ họp HĐND cấp tỉnh như: việc tập hợp, phản ánh kiến cử tri để Thường trực HĐND tỉnh báo cáo tại kỳ họp còn hạn chế, chưa phân loại được các ý kiến, kiến nghị theo đúng thẩm quyền giải quyết, ý kiến của cử tri chậm được xem xét giải quyết; chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh còn có nội dung chưa sâu, chưa cụ thể...
Để khắc phục những hạn chế, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND cấp tỉnh, Hội nghị đã trao đổi và thống nhất cần thực hiện một số giải pháp mà các báo cáo, tham luận của HĐND các tỉnh đã đề xuất như:
Nội dung của kỳ họp phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, khoa học, hợp lý; báo cáo thẩm tra của các ban HĐND cần có những đánh giá, nhận xát xác đáng, đồng thời phải đề xuất những giải pháp khả thi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và là cơ sở quan trọng cho đại biểu xem xét các vấn để trước khi quyết định.
Tổ chức tốt hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp để nắm bắt tình hình thực hiện các Nghị quyết của HĐND đã ban hành và tuyên truyền các Nghị quyết kỳ họp thông qua. Trong điều hành kỳ họp, chủ tọa luôn chú trọng phát huy dân chủ, trí tuệ của đại biểu HĐND; xác định rõ những vấn đề cần tập trung trao đổi thống nhất. Việc thông qua các nghị quyết HĐND tỉnh cần đảm bảo tính pháp lý, tính khả thi, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh địa phương... Nhằm tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp tỉnh, Hội nghị cũng đã đề xuất, kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, như có quy định bố trí cơ cấu thích hợp, theo hướng tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách ở các Ban HĐND tỉnh, giảm số lượng đại biểu kiêm nhiệm là thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước. Sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, về tăng cường thời gian cho công tác chuẩn bị chất vấn tại kỳ họp của HĐND, để có đủ điều kiện để thực hiện tốt công tác chất vấn tại các kỳ họp...
Kết thúc hội nghị, Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang đã bàn giao cho tỉnh Bắc Kạn đăng cai tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND 14 tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc, lần thứ 4, nhiệm kỳ 2011 – 2016./.